Wednesday, December 19, 2018

Viêm họng hạt có nên đốt không? Cách chữa ra sao

Những người bị bệnh viêm họng hạt sẽ thường đắn đo không biết bị viêm họng hạt có nên đốt không vì có vô số thông tin trái ngược nhau giữa nên và không nên khiến người bệnh không biết làm thế nào.

Khi bị viêm họng hạt có nên đốt không?

Viêm họng hạt gây ra cảm giác khó chịu, gây vướng khó nuốt tại cổ họng. Nhiều người muốn thoát khỏi căn bệnh này bằng cách thực hiện đốt viêm họng hạt, tuy nhiên giải pháp này có tối ưu hay không? Theo Bác Sĩ tư vấn thì khi bị viêm họng hạt người bệnh không nên vội nghĩ tới phương pháp đốt loại bỏ hạt viêm họng hạt vì một số bất cập sau:
+ Không trị dứt điểm viêm họng hạt:  Sau khi đốt vẫn có thể tái phát lại viêm họng hạt do đó không thể trị dứt điểm căn nguyên phát bệnh.
+ Gây sẹo họng: Việc đốt viêm họng cò có thể gây sẹo tại họng, đốt viêm họng nhiều làn thì nguy cơ sẹo họng càng cao hơn. Khi gặp phải sẹo họng do đốt viêm họng người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, vướng ở họng và có cảm giác khó nuốt rất khó chịu.

MỘT SỐ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI ĐỐT VIÊM HỌNG HẠT

Kích thích bệnh phát triển: Đốt điện có thể kích thích các hạt nhỏ phát triển lớn hơn, khiến bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng, nguy hiểm hơn còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Nhiễm trùng tại chỗ: Nếu đốt hạt quá sâu có thể gây nhiễm trùng tại chỗ. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu mà còn gây ra nhiều khó khăn cho những lần điều trị tiếp theo.

Đốt viêm họng hạt khiến bệnh dễ tái phát: Như đã đề cập, chữa viêm họng hạt bằng phương pháp đốt điện chỉ có thể loại bỏ tạm thời các triệu chứng mà không thể điều trị được căn nguyên của bệnh.

Hơn nữa, dưới tác động của nhiệt độ và các hóa chất thì các hạt nhỏ xung quanh niêm mạc họng sẽ bị kích thích, có khả năng phát triển lớn hơn. Từ đó khiến bệnh tái phát nhiều lần chỉ sau một thời gian ngắn điều trị.

Biện pháp điều trị viêm họng hạt không cần đốt

Viêm họng hạt là căn bệnh mãn tính, nếu tiếp xúc với các tác nhân thuận lợi thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó khi bị viêm họng hạt cần tránh xa các tác nhân gây bệnh trước sau đó tiến hành một số biện pháp điều trị khác phục như:

Chăm sóc hỗ trợ trị bệnh viêm họng hạt 

Việc thay đổi thói quen sống khoa học hơn và rèn luyện để có một sức khỏe tốt sẽ góp phần không nhỏ giúp bệnh thuyên giảm.
Ăn uống: không ăn các thực phẩm gây kích thích nóng, lạnh chua cay hay quá mặn. Tốt nhất nên uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, bổ xung vitamin tốt tăng cường sức đề kháng tốt cho thể.
Hạn chế làm việc quá sức, thức khuya, mất sức suy giảm hệ miễn dịch làm tác nhân gây bệnh có cơ hội tấn công gây bệnh.
Không tiếp xúc với môi trường quá lạnh, không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.

Áp dụng thuốc điều trị viêm họng hạt

Dùng thuốc chữa viêm họng hạt là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị, thuốc có tác dụng giảm viêm nhanh, hạn chế các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên viêm họng nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để kết quả trị bệnh tốt nhất.

Tham khảo một số loại thuốc chữa viêm họng hạt: 

  • Thuốc Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
  • Thuốc  Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Thuốc Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày
  • Thuốc Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.

Các thuốc trong đơn dùng uống điều trị trong 1 tuần, bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo không khuyên người bệnh tìm mua theo đơn vì mỗi trường hợp bệnh không giống nhau. Vậy tới đây các bạn đã biết viêm họng hạt có nên đốt không rồi nhé. Tới bệnh viện khám và điều trị viêm họng hạt để có kết quả trị bệnh tốt nhất nhé! 

Friday, December 14, 2018

Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Người bị bệnh dạ dày phải kiêng ăn rất nhiều thứ nếu không muốn bệnh tiến triển xấu. Thế nên trong thực đơn hàng ngày họ cần phải đưa ra các lựa chọn phù hợp với sở thích cũng như bệnh tình của mình. Trong chuyên mục hôm nay chúng tôi xin được đưa ra các lựa chọn an toàn cho người bị viêm loét dạ dày khi ăn hoa quả. Bị viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì là tốt?

Người bị viêm loét dạ dày có nên ăn hoa quả

Dạ dày là bộ phận giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, nếu cơ quan này bị tổn thương do viêm loét thì chức năng tiêu hóa thức ăn của nó cũng bị ảnh hưởng. Người bị bệnh viêm loét dạ dày vì vậy có nên ăn hoa quả hay không?
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể ăn hầu hết các loại hoa quả trừ những hoa quả có tính nóng, cay, và trái cây giàu axit và vitamin C quá nhiều. Vậy thì cụ thể các loại hoa quả nào tốt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày?

Tầm quan trọng của rau xanh và trái cây đối với cơ thể người

Chúng ta không ai có thể không công nhận sự quan trọng của việc ăn các loại rau xanh và hoa quả. Lượng dưỡng chất, chất xơ, các loại vitamin và các khoáng chất dồi dào trong rau củ quả là nguồn cung cấp năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển mạnh khỏe, tăng cương sức đề kháng để chống lại các loại bệnh do thiếu hụt vi chất.
Nếu bạn không nạp đủ bằng thực phẩm thì bạn có thể phải bổ sung bằng viên uống. Rau củ quả, các loại trái cây vì vậy là thực phẩm mà  tất cả mọi đối tượng nên ăn hàng ngày, kể cả đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.

Bị viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?

Táo
Táo là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích. Vị chua chua ngọt ngọt dịu nhẹ của táo rất dễ ăn và kích thích tiêu hóa. Chất dinh dưỡng nhiều nên những đối tượng phải ăn kiêng giữ trọng lượng thường đưa táo vào danh sách thực phẩm nên tiêu thụ hàng ngày. Đặc biệt hàm lượng chất pectin có trong táo rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phục hồi của dạ dày.
Chuối
Chuối là loại trái cây hàng đầu mà người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn. Tất cả các đối tượng từ bà đẻ, trẻ em, cho đến người già đều có thể ăn được chuối cho thấy đây là loại trái cây lành tính hàng đầu. Chuối vừa dễ ăn, mềm dễ tiêu hóa lại chứa nhiều vitamin B6, một ít vitamin và đặc biệt là Kali có tác dụng chống xuất huyết rất tốt. Loại glucid trong chuối hỗ trợ tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột rất tốt cho bệnh nhân bị dạ dày.
Đu đủ
Đu đủ dễ trồng, dễ tìm kiếm và chi phí rất rẻ. Người người biết đến đu đủ và là loại quả lành tính không kém gì chuối. Đu đủ có chứa các chất chống oxy hóa gồm: vitamin C, vitamin A, vitamin E, các chất có tính sát khuẩn chống nhiễm trùng dường ruột của đu đủ thích hợp cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Mỗi ngày 100 gam đu đủ chín rất có ích đối với quá trình điều trị của bệnh nhân dạ dày.

Lưu ý khi ăn hoa quả dành cho người bị viêm loét dạ dày

– Nên ăn các loại trái cây đã chín, không ăn những trái còn xanh, nhiều nhựa và cứng, sống dễ gây khó tiêu, đầy hơi.
– Không ăn các loại trái lạ chưa ăn bao giờ khi đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
– Ăn với lượng vừa phải, tối đa một ngày chỉ nên ăn 200 gam trái cây, tránh ăn nhiều tăng áp lực cho dạ dày.
– Không ăn trái cây vào buổi tối, tốt nhất nên ăn vào buổi sáng.
– Tránh xa các loại trái cây quá chua như: chanh, dâu tây, kiwi, bưởi, cam,…
Cuối cùng kết hợp với chế độ ăn uống là chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ thì mới mau khỏi bệnh được các bạn nhé!

Viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì? Nên ăn gì


Ngoài việc biết loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, những người bệnh sẽ cần đặc biệt phải chú ý đến những việc bệnh loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì. Đây là các điều kiện tiên quyết để quyết định tình trạng bệnh

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

-  Người loét hành tá tràng nên hướng chế độ ăn theo tiêu chí nương nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.
-  Tuy nhiên nếu quá quan tâm đến loét hành tá tràng nên ăn gì mà quên đi nguyên tắc của chế độ ăn thì công sức của bạn cũng chỉ như “muối bỏ bể”.
-  Tích cực dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như gạo tẻ, bánh mỳ. Thức ăn phải mềm, được chế biến nhừ, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá. Ăn những thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị; thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.
-  Những thức ăn nên dùng: Cháo, cơm, bánh mỳ, các loại khoai luộc chín hoặc nấu nhừ; Thịt nạc, cá hấp, luộc, om; Lá rau non: luộc hoặc nấu canh, quả chín ngọt; Đường, sữa, bánh mứt kẹo, mật ong; Thức uống: nước lọc, nước chè xanh.

Viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì?

Ngoài vấn đề nên ăn gì khi bị loét tá tràng thì không thể bỏ qua những thực phẩm cần kiêng như:
-  Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt...;
-  Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết loét nặng hơn.
-  Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.
-  Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.
-  Cần loại bỏ các loại thực phẩm tạo hơi gây đầy bụng trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...
-  Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà...
-  Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc...
-  Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm... kích thích niêm mạc dạ dày
-  Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)
-  Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
-  Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
- Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Không ăn sữa chua lúc đói.

Trong trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương, vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 - 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước.  Sau thời gian nhịn ăn nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền; Uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1200-1300 Kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng: Đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.
Trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hóa hấp thu kém, cơ thể không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.